Để tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn hoặc đã rụng rốn là một phần quan trọng trong cuộc sống của người mới lần đầu làm mẹ. Cùng
Maternity Spa tham khảo những hướng dẫn chi tiết dưới đây để mẹ có thể trực tiếp
tắm cho bé yêu của mình trong những ngày đầu tiên nhé!
Bước 1: Chuẩn bị trước khi tắm
- Phòng tắm: Phòng tắm phải kín gió, nhiệt độ trong phòng khoảng 24 độ C
- Đồ đạc cho bé tắm:
- Khăn tắm: 2 khăn nhỏ (một khăn để tắm, một khăn để lau khô đầu) và 2 khăn lớn ( một khăn để lau khô, một khăn để quấn)
- Thau tắm: 2 cái (một cái để tắm, một cái để xả sạch sau khi tắm)
- Dầu tắm (chỉ dành riêng cho trẻ sơ sinh, tốt nhất nên dùng dầu tắm hữu cơ – organic, không chất hóa học, không chất tạo màu và tạo mùi)
- Dung dịch sát khuẩn tay
- Tăm bông và bông gòn vô trùng
- Gạc rơ lưỡi
- Nước muối sinh lý
- Quần áo, vớ tay, vớ chân, tã
- Nước ấm khoảng 37 đến 38 độ (dùng dụng cụ đo nước tắm hoặc dùng khủy tay để kiểm tra)
- Trước khi tắm, bạn có thể massage toàn thân cho bé, trò chuyện với bé rồi quấn khăn bông chờ tắm.
Bước 2: Tắm bé
- Cởi áo và tã cho bé thật nhẹ nhàng
- Quấn khăn vào vùng chưa tắm
- Mẹ nên ngồi thoải mái trên một chiếc ghế nhỏ, thấp khoảng 40cm, bế bé trên cánh tay trái hoặc phải, đầu nằm gọn trong lòng tay mẹ, và lưng nằm trên cánh tay, mông bé đặt trên đùi của người mẹ.
- Dùng bông gòn lau mắt, mũi, tai, mặt. Mỗi miếng bông chỉ dùng 1 lần, không sử dụng lại. Nếu không sử dụng bông gòn thì dùng khăn sữa không ra bụi bông để tránh bụi bông lưu lại trên cơ thể.
- Tiến hành gội đầu, nên dùng khăn mềm và nhỏ để gội đầu cho bé, tránh dùng tay vì móng tay có thể làm tổn thương bé.
- Dùng dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh thoa đều nhẹ nhàng lên đầu bé, sau đó xả sạch, lau khô đầu.
- Cho bé từ từ vào thau, từ chân đến mông rồi lưng để bé kịp cảm nhận, thích nghi. Giữ bé ở tư thế đầu cao hơn chân khoảng 30 độ, lưng trẻ tựa vào tay mẹ.
- Thoa sữa tắm đều nhẹ nhàng lên cơ thể bé, nên che một khăn nhỏ trên ngực và hai tay bé để tránh lạnh và bé không bị giật mình khi tắm.
- Trong thời gian bé chưa rụng rốn, tránh để nước vào rốn sẽ dễ bị nhiễm trùng.
- Nhẹ nhàng làm sạch từng vùng trên cơ thể bé, chú ý các nếp gấp ở cổ, nách, bẹn, khủy tay, khủy chân,..của bé
- Tắm lại với nước sạch
 |
Tắm bé |
- Dùng khăn mềm lau khô lại toàn thân cho bé,lau khô các kẽ tay, kẽ chân và vùng có nếp gấp da như nách, bẹn và cả tóc.
- Chú ý lau nơi bộ phận sinh dục, cần lau từ trước ra sau rồi mặc quần áo hoặc tã vào cho bé.
Bước 3: Chăm sóc rốn cho bé
- Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn
- Dùng nước muối sinh lý để sát trùng rốn
- Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài bằng tăm bông.
- Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tã dưới rốn.
 |
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh |
*** Mách mẹ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh:
Việc chăm sóc rốn tốt hay không sẽ quyết định trực tiếp đến sức khỏe của bé, vì vậy mà các mẹ cần phải cẩn thận hơn trong việc vệ sinh rốn. Có một số lưu ý trong
chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh mà các mẹ cần tham khảo như sau:
- Chăm sóc đặc biệt cuống rốn: Cuống rốn của bé cần phải luôn được giữ sạch và khô ráo. Các mẹ nên gấp tã bé bên dưới cuống rốn để rốn có thể tiếp xúc với không khí. Tránh tuyệt đối việc làm dính nước tiểu hoặc phân vào cuống rốn bé, đồng thời làm sạch đáy rốn cho bé bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn 1 – 2 lần mỗi ngày.
Thời tiết nóng, các mẹ chỉ cần mặc cho bé tã và áo phông rộng để không khí lưu thông và làm tăng tốc độ cho quá trình làm khô rốn. Các mẹ cũng nên tránh mặc áo lót bó sát cơ thể bé cho đến khi cuống rốn đã rụng. đặc biệt cần lưu ý không được cố gắng kéo đứt dây rốn, ngay cả khi nó có vẻ rất lỏng lẻo và sự gắn kết chỉ còn một chút xíu.
- Tránh phần rốn khi tắm: Trước khi tắm cho bé, mẹ hãy rửa sạch tay bằng xà bông để vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể bé. Nếu không đảm bảo vệ sinh, phần cắt của dây rốn rất dễ nhiễm trùng có thể gây nên bệnh uốn ván – một trong những tai biến nặng dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh. Trong thời kỳ rốn của bé chưa rụng, nên cẩn thận không để nước thấm vào cuống rốn dễ gây nhiễm trùng. Các mẹ cũng nên tắm lần lượt từng bộ phận, từ đầu đến chân, không nên đặt bé vào thau. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn ẩm vệ sinh cơ thể bé, tránh phần rốn.
- Băng rốn đúng cách cho bé: Sau khi tắm, các mẹ bạn nên thay băng rốn cho bé ngay. Lưu ý cần vô trùng tay bằng cồn 70 độ trước khi gỡ bỏ gạc bao rốn cũ của bé. Dùng bông tăm thấm dung dịch Povidine lau sạch từ đầu rốn đến chân rốn, sau đó đắp băng gạc mới lên và dùng gạc băng cố định lại. Các mẹ nên nhớ là việc tắm rửa hay thay gạc rốn cho bé đều cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng. Không được băng rốn quá chặt vì ngoài việc làm cho bé khó chịu nó còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Việc vệ sinh rốn của bé cần được thực hiện hàng ngày cho đến khi cuống rốn khô và rụng.
- Đừng nôn nóng khi rốn bé không rụng vào thời điểm dự tính: Thời gian rụng rốn ở mỗi bé là rất khác nhau, vì vậy các mẹ không nên dùng tay kiểm tra hoặc giật dây rốn lên. Đến khi cuống rốn rụng, các mẹ có thể phát hiện một chút máu trên tã, điều này là bình thường nên đừng vì quá lo lắng mà dùng các loại thuốc bôi hay rắc vào rốn bé nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nếu cảm thấy lo lắng vì rốn bé chậm rụng hơn bình thường, bạn có thể đưa bé đến bệnh viện để khám.
- Luôn quan tâm đến các dấu hiệu quanh rốn bé: Các mẹ đừng nên bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào của bé. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường xung quanh khu vực rốn của bé như sưng tấy, rỉ dịch mủ vàng, chảy máu, sốt hoặc ít bú thì hãy đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Bước 4: Vệ sinh mắt, mũi, miệng
 |
Vệ sinh miệng cho trẻ |
- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt được sự tư vấn từ Bác sĩ
- Dùng bông gòn nhẹ nhàng lau khô từ khóe mắt ra đuôi mắt
- Vệ sinh mũi nhẹ nhàng, lưu ý không ngoáy mũi quá sâu và nhiều lần. Nên nhỏ nước muối trước khi ngoáy, có thể dùng dụng cụ hút mũi nếu bé có nước mũi
- Rơ lưỡi bé bằng gạc rơ lưỡi
*** Những chú ý quan trọng:
- Khi tắm, các mẹ tránh để nước ướt phần rốn, theo như thông thường thì rốn sẽ tự rụng 1 đến 3 tuần sau khi sinh, trong thời gian này các mẹ cần hết sức vệ sinh an toàn rốn cho bé để tránh trường hợp rốn bị nhiễm khuẩn.
- Dùng bông gòn hoặc tăm bông vô trùng để lau rốn và mỗi miếng bông hay tăm chỉ dùng 1 lần.
- Tắm xong cần dùng khăn khô, vải mềm mại quấn bé lại cho ấm trước khi mặc tã và áo vào.
*** Thời điểm tắm cho bé:
- Thời điểm mẹ tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là lúc có ánh nắng mặt trời và lúc thuận tiện cho người mẹ nữa. Thời gian cụ thể và tốt nhất là từ 9 đến 11 giờ sáng hoặc 2 đến 4 giờ chiều. Mẹ có thể tạo cho bé một thói quen theo trình tự: tắm – bú sữa mẹ – ngủ…
- Không nên tắm bé quá lâu trong nước, thời gian lâu nhất là 4 đến 5 phút. Khi ngoài 3 tháng tuổi mẹ có thể tắm bé đến 10 phút để bé có thể làm quen được với nước lâu hơn
Nếu các Mẹ còn rụt rè trong về kiến thức và phương pháp
chăm sóc trè sơ sinh, các Mẹ hãy liên hệ dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh tắm bé tại nhà của
Maternity Spa, với đội ngũ kĩ thuật viên là nữ hộ sinh, điều dưỡng có kinh nghiệm hy vọng sẽ giúp các Mẹ an tâm hơn trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà.
Title :
Mách Mẹ Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh
Description : Để tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn hoặc đã rụng rốn là một phần quan trọng trong cuộc sống của người mới lần đầu làm mẹ. Cùng Maternity S...
Rating :
5