Mùa mưa khiến không khí ẩm ướt, nền nhiệt độ ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các virus gây bệnh đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, thủy đậu, sốt rét, sốt xuất huyết và nhiễm trùng…, ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp các mẹ chăm sóc con trẻ tốt, giảm thiểu đau ốm vào tiết trời mưa.
|
Ảnh minh họa |
1. Giữ cho cơ thể trẻ luôn sạch sẽ
- Đây là bước quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ nhỏ mùa mưa, giúp virus không có cơ hội tấn công bé. Các mẹ cũng nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô để thấm mồ hôi, nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh và luôn sạch sẽ, khô ráo. Lau kỹ vùng đầu, lưng, gáy, lòng bàn tay, gan bàn chân – nơi ra nhiều mồ hôi nhất.
- Ngoài ra, các mẹ nên tắm cho trẻ với loại xà phòng hoặc sữa tắm trẻ em có tính sát khuẩn nhẹ hàng ngày để giúp trẻ tránh nhiễm phải các vi khuẩn gây bệnh.
2. Giữ ấm cơ thể để bảo vệ sức khỏe cho bé
- Hệ miễn dịch của trẻ em yếu hơn người trưởng thành rất nhiều. Vào mùa mưa, bạn cần tăng cường giữ ấm cho cơ thể bé để hạn chế các bệnh về hô hấp.
- Khi đi ra ngoài, bạn nên cho bé mặt áo dài tay, kín cổ và được giữ ấm cả đôi bàn chân và đôi bàn tay.
- Bạn không nên để bé bị ướt mưa vì rất dễ dẫn đến cảm lạnh, mà nặng hơn có thể khiến bé bị viêm phổi, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
|
Giũ ấm cho bé vào mùa mưa |
3. Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, tránh xa côn trùng và muỗi
- Nếu nhà bạn có sân vườn quanh nhà, trước khi mùa mưa đến, bạn nên phát bớt các tán cây và thông cống rãnh, tránh ngập úng để muỗi không thể sinh sản và các vi khuẩn, nấm gây bệnh cũng không thể sinh sôi nảy nở.
- Để tránh cho trẻ không bị muỗi đốt, làm phiền giấc ngủ của bé, các mẹ phải luôn cho bé mặc những bộ quần áo bằng vải cotton nhẹ có tay áo dài, đặc biệt là vào buổi tối và dùng thuốc chống muỗi trong phòng của bé.
- Ngoài ra, các mẹ cũng nên thoa kem chống muỗi cho trẻ theo hướng dẫn sử dụng từ các bác sĩ nhi khoa. Bạn cũng có thể lắp màn chống muỗi chỗ giường ngủ của bé khi bé ngủ hay thiết kế một lưới dây thép vào cửa sổ và cửa ra vào để tránh muỗi xâm nhập vào.
4. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Mùa mưa không chỉ là mùa phát triển của các siêu vi đường hô hấp mà còn cả đường tiêu hóa nữa. Vì thế, không thể tránh khỏi việc trẻ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhất là tiêu chảy. Vì thế, các mẹ nên cho trẻ uống nước ấm và nước mát đầy đủ, thường xuyên.
- Ngoài ra, các mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C hay những thức ăn bổ sung giàu vitamin qua các loại rau, củ, quả nhiều hơn và hạn chế đồ ăn béo.
- Hàng ngày, thay vì thức ăn ngoài, các mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn do các mẹ nấu như súp nóng và sữa nóng để trẻ luôn khỏe mạnh. Các mẹ không nên cho trẻ cai sữa quá sớm vì bú sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
5. Bảo vệ con khỏi cảm lạnh và cúm
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nóng – lạnh đột ngột hoặc hạn chế cho trẻ ra ngoài trời bởi hệ miễn dịch của trẻ không cao nên dễ bị cảm lạnh và cảm cúm. Vì thế, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc đủ ấm với áo len hoặc áo bông.
- Các mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn thuốc cảm lạnh và cảm cúm thông thường hay si-rô ho, vitamin C bổ sung, si-rô chống cảm lạnh hoặc sốt, nhũ hương… phòng trường hợp trẻ bị ốm và không tiện đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa về liều lượng trước khi cho trẻ uống thuốc.
- Đặc biệt, vào mùa mưa, nồm, nền nhiệt ẩm thấp và thường có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Vì thế, các mẹ nên để nhiệt độ phòng của trẻ luôn đủ ấm. Nếu nhà bạn không có lò sưởi, bạn nên đóng hết các cửa sổ và cửa ra vào để tránh gió lùa vào ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
6. Tránh không cho trẻ bị ngấm mưa
- Các mẹ không nên để trẻ ra ngoài khi trời mưa. Vì thế, nếu có cho trẻ ra ngoài để cùng tới các trung tâm hay cửa hàng tạp hóa lúc trời mưa, các mẹ nên mang theo một chiếc áo mưa, một chiếc ô và đôi giày chống thấm cho trẻ.
- Nếu trẻ bị ngấm nước mưa, các mẹ nên cho trẻ tắm bằng nước ấm. Nhắc nhở trẻ luôn giữ chân tay sạch sẽ, khô thoáng và mang dép hoặc tất (vớ) khi đi trong nhà.
7. Hạn chế đến chỗ đông người
|
Bé nên đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người |
- Những nơi tập trung đông người thường tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh rất cao. Do quá trình giao tiếp, vi rút gây bệnh có thể lây lan qua ăn uống, nói chuyện, hắt hơi. Hoặc một số vi rút có khả năng sống ngoài môi trường rất lâu, nên có thể bám vào các bề mặt và lây lan khi tay bé vô tình sờ trúng và đưa lên miệng.
- Nếu có việc bắt buộc phải đến tới chỗ đông người, tốt nhất là bạn hãy cho bé đeo khẩu trang, găng tay để bảo vệ sức khỏe cho bé. Sau khi về nhà, cho bé rửa tay bằng xà phòng và vệ sinh thân thể sạch sẽ.
8. Kịp thời đưa bé đến bác sĩ khi gặp các trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bé
- Kịp thời đưa bé đến bác sĩ khi có dấu hiệu của bệnh hô hấp cũng là một trong những cách chăm sóc sức khỏe cho bé mà bạn cần lưu ý. Khi bé có các dấu hiệu như sốt cao, khó thở, sổ mũi, hay ho… bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và có cách điều trị thích hợp.
- Bạn không nên tự mua thuốc về nhà và điều trị cho bé vì rất dễ xảy ra rủi ro, mà xấu nhất là có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé.
Title :
Giúp Mẹ chăm bé mùa mưa
Description : Mùa mưa khiến không khí ẩm ướt, nền nhiệt độ ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các virus gây bệnh đường hô hấp, sốt phát ba...
Rating :
5